SỬ DỤNG KHÁNG SINH THÍCH HỢP


Dược sĩ Lê Văn Nhân

1/ Bác sĩ vẫn kê đơn kháng sinh không thích hợp cho viêm soang mũi
Năm 2000 chủng ngừa Streptococcus pneumoniae bắt đầu được thực hành ở Hoa-kỳ để ngừa bệnh viêm tai giữa và bệnh này giảm sau kế họach này. Năm 2004, hàn lâm viện nhi khoa Hoa-kỳ đưa ra hướng dẫn dùng kháng sinh amoxicillin làm thuốc hàng đầu cho viêm tai giữa.
Năm 2001, hàn lâm viện nhi khoa Hoa-kỳ cũng khuyên dùng amoxicillin làm thuốc hàng đầu để điều trị viêm xoang mũi cấp. Amoxicillin là kháng sinh phổ hẹp nhắm vào S. pneumoniae và rẻ tiền, trong khi kháng sinh macrobid là kháng sinh phổ rộng, dễ gây đề kháng thuốc và tăng thêm chi phí điều trị.
Nhưng một giáo sư của đại học Utah và 1 giáo sư khác ở đại học UC San Francisco tìm hiểu chiều hướng kê đơn kháng sinh từ năm 1998 đến 2007 ở 538 trẻ em với triệu chứng viêm xoang mũi cấp, họ lại thấy số lần đến phòng mạch bác sĩ vì viêm xoang mũi cấp vẫn ở mức ổn định, trong khỏang 11 đến 14 lần khám cho 1 000 trẻ em, điều này trái ngược với chiều hướng của bệnh viêm tai giữa. Hai bác sĩ ngạc nhiên về kết quả này, tại sao bệnh không giảm mặc dầu đã chủng ngừa và có hướng dẫn điều trị.
Các nhà nghiên cứu thấy trong nhóm phụ 389 trẻ em, 82% rời phòng mạch với 1 đơn kháng sinh không phải là amoxicillin. Tuy nhiên, việc sử dụng amoxicillin tăng dần từ 19% lên 58% sau khi có bảng hướng dẫn. Điều quan ngại là đơn thuốc dùng kháng sinh phổ rộng, nhất là nhóm macrobid, vẫn thông dụng, khỏang 18%.
Hiện nay chứng cứ hiệu quả của kháng sinh cho viêm xoang mũi cấp vẫn chưa rõ ràng, nhưng các bác sĩ vẫn tiếp tục cho kháng sinh cho viêm mũi. Tác giả góp ý cần cổ động cho các bác sĩ kê đơn kháng sinh thận trọng hơn cho bệnh này.
Bài này đăng trên báo của Hàn lâm viện nhi khoa Hoa-kỳ (Pediatrics) cuối năm 2010.

2/ CDC nhắc nhở đề kháng kháng sinh là nghiêm trọng
CDC hay cơ quan kiểm sóat và phòng ngừa dịch bệnh Hoa-kỳ, yêu cầu dân Mỹ dùng kháng sinh thích hợp để ngừa đề kháng kháng sinh.Gần như hầu hết vi trùng trở nên ít đáp ứng hơn với điều trị kháng sinh, theo những nhà chuyên môn của CDC.
Có 2 yếu tố đóng góp vào vấn đề này:
- Thứ nhất, một nửa số đơn thuốc kháng sinh không cần thiết hay không thích hợp.
- Thứ hai, nhiều kháng sinh được thêm vào thức ăn cho động vật làm thực phẩm như gà, bò, heo.
Tháng sáu vừa qua, quan ngại đề kháng kháng sinh khiến FDA phải khuyến cáo những người chăn nuôi phải ngưng bỏ kháng sinh để giúp gia súc mau lớn.
Ngòai ra, số kháng sinh mới ra thị trường ngày càng giảm. Theo hội bệnh nhiễm Hoa-kỳ, chỉ còn 5 trong số 13 đại công ty Dược phẩm còn nghiên cứu phát triển kháng sinh. Nói một cách khác, thuốc điều trị ung thư và những bệnh mãn tính như bệnh tiểu đường và bệnh tim mang lại nhiều lợi nhuận hơn.

Dược sĩ Lê-Văn-Nhân

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Share

Twitter Delicious Facebook Digg Stumbleupon Favorites More